190. Việt Nam và Triều Tiên: quan hệ nhìn từ khoa học và lịch sử

Xác định nguồn gốc người Triều Tiên qua gen

Người Triều Tiên có thể chia sẻ một nguồn gốc chung với người Việt Nam, nếu như chúng ta lùi lại đủ xa về một thời điểm trong quá khứ.

Giáo sư khoa học Bhak Jong-hwa từ Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan (UNIST), người cũng là giám đốc của Viện nghiên cứu gen của UNIST, đã công bố một kết quả nghiên cứu trong DNA cổ của hai bộ xương phụ nữ 7700 năm tuổi được khám trong hang động Cổng Ác Quỷ tại phía Đông nước Nga. Nghiên cứu được tiến hành với sự hợp tác xuyên lục địa với sự tham gia của nhiều nhóm nghiên cứu nước ngoài.

Theo GS Bhak, hai bộ xương của nhóm người săn bắt hái lượm này, theo một chừng mực nào đó, tương đồng với người Triều Tiên hiện đại không chỉ về mặt vật lý, mà còn dẫn đến một đề xuất rằng một trong những di sản cổ nhất còn tồn tại của cổ Triều Tiên, Bản khắc đá Bangudae, được tin rằng đã được vẽ ra khoảng 7000 năm trước.

140625whlsulsn03
Bản khắc đá Bangudae (Ảnh: Seoul Tribune)

“Thật quá sớm để đi đến kết luận, nhưng đặc tính gen và những hình vẽ nhân tạo thể hiện rằng rất có khả năng người cổ ở bán đảo Triều Tiên và người cổ trong động Cổng Ác Quỷ chia sẻ một bộ gen chung”, ông nói.

Xa hơn, GS Bhak đề nghị rằng người Triều Tiên như chúng ta vẫn biết hiện hữu sau khi hợp chủng với một nhóm chủng tộc từ Đông Nam châu Á vào khoảng 5000 đến 2333 năm trước công nguyên, thời điểm Gojiseon – vương quốc Triều Tiên đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử – được khởi lập.

professor-1024x694
Giáo sư Bhak Jong-hwa. (Ảnh: Yonhap)

Ông còn đề nghị rằng người cổ Việt, một nhóm cư dân phát triển thịnh đạt với nền nông nghiệp phát triển nhanh vào khoảng 8000 năm trước công nguyên, đã dần dần di cư lên miền Bắc, và bắt gặp những nhóm dân cư cổ ở viễn Đông Nga và bán đảo Triều Tiên.

Sự thật, một thống kê tương đối bộ gen trong cùng một nghiên cứu chỉ ra rằng người Triều Tiên ngày nay có sự tương đồng gen đáng kể và có sự pha trộn gen với người bản địa từ Việt Nam và Hang Cổng Ác Quỷ.

“Chúng tôi tin rằng số người cổ di cư từ miền Bắc Việt Nam đã vượt quá số người chiếm cứ bán đảo trước đó” GS Bhak nói. “Trong quá trình đó, người Triều Tiên đã thừa hưởng nhiều DNA từ tổ tiên Đông Nam Á hơn.”

Với khám phá đó, GS Bhak đã lên kế hoạch để tiến hành nhiều hơn những nghiên cứu chuyên sâu tập trung vào cách người Triều Tiên đã thay đổi qua kỷ nguyên, mặc dù ông nói rằng sẽ khá rắc rối để thu được mẩu xương nguyên vẹn từ quá khứ.

“Nghiên cứu bộ gen cũng có thể cho phép chúng ta khám phá sự thật về những lầm tưởng lịch sử và tranh cãi, như sự cố gắng của Trung Quốc và Nhật Bản trong việc áp đặt tuyên bố chủ quyền với lịch sử của người Triều Tiên.”

Lina Jang
Báo KoreaBizWare
Lược Sử Tộc Việt dịch từ bản tiếng Anh: Genome Research Finds Roots of Korean Ancestry in Vietnam.


Sử gia Hàn Quốc: Việt Nam và Hàn Quốc là ‘anh em’

Một sử gia Hàn Quốc nhận định Việt Nam và Hàn Quốc là ‘anh em’ vì có nhiều điểm tương đồng về mặt nguồn gốc từ cách đây hàng ngàn năm.

Sử gia Hàn Quốc: Việt Nam và Hàn Quốc là anh em máu mủ - Ảnh 1.

Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên báo Korea Times của Hàn Quốc ngày 28-3, nhà sử học Shim Baek Kang – chủ tịch Trung tâm nghiên cứu văn hóa quốc gia Hàn Quốc ở Seoul – nhận định Việt Nam và Hàn Quốc là anh em máu mủ vì có cùng nguồn gốc từ một bộ lạc xa xưa.

Nhà sử học Shim Baek Kang đưa ra kết luận này dựa trên những điểm tương đồng trong các tài liệu lịch sử và Hán tự cổ.

Ông cho rằng trong Đại Việt sử ký toàn thư của nhà sử học Việt Nam Ngô Sĩ Liên, Văn Lang được chép là nhà nước đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử, được cai trị bởi các vua Hùng, có tất cả 18 đời vua đều gọi là Hùng Vương.

Lạc Long Quân là cha của Hùng Vương đời thứ nhất – người thống nhất thành công 15 bộ lạc để lập ra nhà nước Văn Lang.

Điều đó cho thấy Việt Nam có nguồn gốc từ bộ lạc Lạc hay Maek (Hán tự cổ của “Lạc” có nghĩa là “Maek” trong tiếng Hàn). Trong khi đó, các tài liệu cũng từng chép Hàn Quốc có nguồn gốc từ bộ lạc Maek.

Sử gia Hàn Quốc: Việt Nam và Hàn Quốc là anh em máu mủ - Ảnh 2.

Theo ông Shim Baek Kang, một phát hiện khác là có nhiều điểm tương đồng giữa hai nhà nước đầu tiên ở hai quốc gia – nhà nước Văn Lang của Việt Nam (2879 – 258 TCN) và Gojoseon (Cổ Triều Tiên, từ năm 2333 – 100 TCN) trên bán đảo Triều Tiên.

Cả hai nhà nước đều có tất cả 18 đời vua và kéo dài trong 2.000 năm.

Hơn nữa, có sự giống nhau về mặt Hán tự. Theo đó, cha của vị vua đầu tiên của vương quốc cổ Gojoseon – HwanUng (桓雄, Hoàn Hùng) – có sự giống nhau ở chữ “Hùng” với các vua Hùng của nhà nước Văn Lang.

Sử gia Hàn Quốc: Việt Nam và Hàn Quốc là anh em máu mủ - Ảnh 3.

Bộ lạc Maek có từ khoảng năm 5.000 trước CN ở vùng Hồng Sơn, Xích Phong tọa lạc ở khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc ngày nay.

Vào năm 1908, các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật tàn tích của một nền văn minh cổ, trong đó có một ngôi mộ hoàng tộc, tế đàn và từ đường, cho thấy một nền văn minh ra đời sớm hơn cả bộ lạc Hán của Trung Hoa khoảng 2.000 năm.

Phát hiện này đặt nền tảng cho tiền đề rằng bộ lạc Maek là bộ lạc đầu tiên và cổ nhất, đồng thời là nguồn gốc của các bộ lạc sau đó.

Một số tài liệu đã đề cập người Hàn Quốc có nguồn gốc từ bộ lạc Maek. Vương quốc cổ Gojoseon (Cổ Triều Tiên) cũng được gọi là Bal Joseon, trong đó “Bal” được dùng để thay thế cho “Maek”.

Theo Sơn Hải Kinh (tên tiếng Anh: Classic of Mountains and Rivers) – tập sách địa lý lâu đời nhất ở Đông Á, Buyeo hay Phù Dư (vương quốc cổ xuất hiện 1 thế kỷ trước khi Gojoseon sụp đổ) cũng có sự xuất hiện của một bộ lạc Maek.

Bộ lạc Maek được biết tới với văn hóa thờ mặt trời, với các vật tổ và biểu tượng chim. Tại một số di tích lịch sử của Việt Nam, hình ảnh con chim Lạc vẫn được tìm thấy.

Theo báo Korea Times, nhiều quốc gia vẫn xem truyền thuyết Hwanung (Hoàn Hùng) và Lạc Long Quân là những câu chuyện mang tính tưởng tượng. Tuy nhiên, những phân tích của sử gia Shim Baek Kang phần nào cho thấy những điểm tương đồng về mặt lịch sử giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Phân tích của nhà sử học Shim nhận được sự chú ý trong bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng thắt chặt ở nhiều mặt từ ngoại giao cho tới thương mại và văn hóa. Theo Korea Times, Việt Nam hiện là một người bạn và là đối tác quan trọng của Hàn Quốc.

Bình An (Tuổi Trẻ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *